Kỹ thuật đánh sữa là đưa khí nóng vào tạo ra bọt sữa mịn và làm nóng sữa. Nên dùng sữa thanh trùng để lạnh 2-4°C. Vòi hơi ngập sâu vào sữa 1cm và nghiêng góc 30°, tạo thành vòng xoáy. Sữa được làm nóng 62-65°C có độ béo và dậy mùi thơm.
Tại sao phải có kỹ thuật đánh sữa này?
Vì đây là sự khởi đầu để tạo ra nhũng tách Latte, Cappuccino hoàn hảo. Đánh sữa đúng kỹ thuật sẽ giúp giữ được nguyên vị. Giữ được nguyên vẹn các loại vitamin A, B2, D3 và các khoáng chất như Canxi, Mg từ sữa tươi. Giữ lại hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Bọt sữa mịn giúp cho người pha chế dễ dàng trong việc tạo hình nghệ thuật.
Kiến thức cần biết để đánh sữa đúng kỹ thuật
-
Thành phần hóa học của sữa
-
Nguyên lý của việc đánh sữa – Steam milk (Steaming)
-
Nhiệt độ và protein sữa
-
Tác dụng của chất béo sữa đối với bọt sữa
-
Đánh sữa cho Cappucino và Latte.
-
Bước 1: Chuẩn bị sữa
- Bước 2: Đánh sữa (Stretching)
- Bước 3: Tạo vòng xoáy ổn định (spinning) và kết thúc
1. Thành phần hóa học của sữa
-
Sử dụng một ít kiến thức hóa học. Bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về việc kỹ thuật đánh sữa – Steam Milk. Trước khi bắt đầu nghiên cứu “phần chìm” của khối kiến thức đồ sộ liên quan đến bọt sữa.
-
Sữa bò có đầy đủ tất cả các dưỡng chất thiết yếu. Cụ thể là nước, đường, protein, chất béo và khoáng chất. Trong đó nước chiếm phần lớn thành phần của sữa, khoảng 87%. Hợp chất phổ biến thứ hai trong sữa là đường, chiếm khoảng 4,8%.
-
Thực tế sữa thuần tự nhiên hàm lượng chất béo trung bình khoảng 3,9%. Protein sữa chiếm khoảng 3,4% tổng khối lượng sữa nguyên chất. Protein trong sữa với vai trò hình thành và ổn định bọt.
-
Còn lại trong sữa chủ yếu là các khoáng chất khác nhau (0.8%). Chẳng hạn như Ca, Mg,.. Những khoáng chất này có ảnh hưởng khá hạn chế đến hương vị và việc đánh sữa.
2. Nguyên lý của việc đánh sữa – Steam milk (Steaming)
- Khi bạn đánh sữa thực hiện đồng thời tạo ra bọt và làm nóng sữa. Các thao tác đánh sữa cho Cappucion và Latte sẽ được trình bày cụ thể hơn ở cuối bài).
Các thao tác cơ bản khi đánh sữa – Nguồn thespruceeats
- Khi hơi nước bị nén bởi áp xuất qua các lỗ trên đầu hơi. Chúng sẽ tạo nên sự khuấy động trên bề mặt sữa cùng những tiếng “xoẹt xoẹt”. Không khí trên bề mặt nhanh chóng được đưa vào.
- Nếu đầu hơi chìm hoàn toàn trong sữa. Bề mặt của sữa thiếu sự khuấy động. Sữa vẫn sẽ nóng lên bởi hơi nước nóng. Nhưng sẽ không có không khí được đưa vào. Đồng nghĩa là không có bọt.
- Trong khi hơi nước đưa các bọt khí siêu nhỏ vào sữa để làm bồng bềnh cấu trúc này. Hơi nước cũng làm nóng sữa (đây là lúc quay lại thành phần protein đã đề cập từ trước).
- Trong sữa lạnh, các protein sữa tồn tại ở dạng các khối phân tử uốn gấp (cấu trúc bậc 3) hoặc do nhiều phân tử protein liên kết với nhau (bậc 4). Sau đó, khi sữa ấm lên các protein bắt đầu giãn nở tạo thành kết cấu “giữ không khí”.
3. Nhiệt độ và protein sữa
- Một trong những protein phổ biến nhất trong sữa là Casein, chiếm khoảng 80% thành phần protein sữa. Hàng trăm nghìn phân tử Protein loại này liên kết với nhau đã hình thành các khối cầu casein-micelles tạo nên màu trắng đục của sữa (như trên Infogaphic).
- Điểm chung giữa các phân tử Casein là được cấu trúc từ hai phần: Phần đuôi kỵ nước (có nghĩa là không thấm nước). Đầu còn lại thì ưa nước (hoặc bị thu hút bởi nước). Phía kỵ nước sẽ bám vào các bọt khí, trong khi phần ưa nước liên kết với sữa. Điều này giúp mang lại cho sữa tính chất tạo bọt khi được gia nhiệt vừa phải.
Cấu trúc của một nhóm Protein sữa – Casein micelle
- Tuy nhiên, nếu sữa quá nóng, các protein sẽ bị phá vỡ hoặc hoàn toàn biến tính. Giải phóng toàn bộ không khí, đồng nghĩa với việc sữa không hề có bọt. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là cố gắng đưa càng nhiều không khí vào sữa càng tốt trước khi sữa nóng đến nhiệt độ phòng – khoảng 37°C (100 °F).
- Đồng thời, quá trình Làm nóng sữa còn giúp tăng cường vị ngọt của sữa. Các thành phần carbohydrate chuỗi dài (đường) tự nhiên có trong sữa sẽ bị phân cắt thành các loại đường đơn. Các phân tử carbohydrate càng đơn giản thì càng dễ nếm thấy vị ngọt.
- Cuối cùng, Hơi nước không chỉ thêm không khí và làm nóng sữa, mà còn tạo nên lực đẩy cho chuyển động ly tâm trong cốc. Bằng cách định vị đũa hơi đúng cách (đặt đũa hơi lệch khỏi tâm cốc sữa để hình thành dòng xoáy ốc khi Steam), chuyển động của dòng xoáy sẽ tiệt tiêu các bọt khí lớn hình thành trong quá trình đánh sữa.
- Nguyên do là vì Không khí nhẹ hơn sữa, nên các bọt lớn sẽ nổi lên bề mặt và tạo thành một lớp dày đặc.
4. Tác dụng của chất béo sữa đối với bọt sữa
- Bạn có thể đã nghe ai đó nói sữa tách béo tạo bọt tốt hơn sữa thường. Rồi một barista khác, lại cho rằng sữa nguyên chất là tốt nhất để steam. Nếu nhìn nhận đúng, cả hai quan điểm này sẽ không hề đối lập!
- Chất béo trong sữa không có nhiều tác dụng ngoài việc làm mất ổn định bọt. Đó là vì phần kỵ nước của protein sữa (casein) có khả năng gắn vào chất béo thay vì gắn với bọt khí. Vậy nên có càng có nhiều chất béo trong sữa, ta càng có ít vi bọt.
- Với ý nghĩ này, sữa tách béo sẽ mang lại bọt khí với cấu trúc ổn định và bền nhất có thể. Tuy nhiên, loại bọt này rất khó để có thể rót nghệ thuật một cốc latte, thay vì chảy trơn tru ra khỏi cốc, sữa tách béo có xu hướng bồng bềnh “trôi nổi” trên cốc.
- Tóm lại, sữa nguyên chất có xu hướng tạo ra bọt mịn, ổn định và phù hợp với pha chế hơn. Vì suy cho cùng, mục đích của steam milk là tạo nên hệ nhũ hóa giữa sữa, protein, và chất béo, chứ không phải cứ “sục” nhiều bọt là được.
5. Đánh sữa cho Cappucino và Latte.
Tuy cả Cappucino và Latte đều được tạo nên trong sự kết hợp của Espresso với sữa và bọt sữa (foam), Nhưng do Cappucino yêu cầu tỷ lệ Espresso/sữa nóng/foam = 1/1/1 nên lớp bọt sữa sẽ dày tương đương với lượng sữa trong cốc. Riêng Latte thì ít bọt và nhiều sữa hơn theo tỷ lệ 1 Espresso/ 2 phần sữa với lớp foam mỏng hơn. Sau đây là ba giai đoan chính và những lưu ý cần thiết khi đánh sữa cho hai loại thức uống này:
Bước 1: Chuẩn bị sữa
- Tốt nhất bạn nên dùng sữa thanh trùng, để lạnh 1 – 3°C trước khi rót vào ca (250ml cho ca có dung tích 600ml, 200 ml cho ca 450ml). Đối với máy Espresso, ban nên xã hơi khoảng 1 giây, dùng khăn lau sạch đầu hơi để loại bỏ hết sữa hoặc nước còn dư trong vòi, đến khi chỉ còn hơi nước.
- Cho sữa tươi, lạnh vào bình kim loại nhỏ
- Lúc mới bắt đầu nên giữ cho ca sữa thẳng đứng, còn đũa hơi nằm sâu khoảng 1cm (vừa ngập đầu hơi) và ghiêng một góc khoảng 30° so với mặt sữa.
- Nên sử dụng ca đánh sữa kim loại, có vạch đo (ml) thì càng tốt, vì kim loại truyền nhiệt tốt, giúp bạn dễ dàng cảm nhận sức nóng trực tiếp của sữa.
Bước 2: Đánh sữa (Stretching)
- Khởi động vòi hơi, khi thấy sữa bắt đầu xoáy, hạ ca đánh sữa xuống để nghe tiếng “xoẹt xoẹt” lớn nhằm tạo nhiều foam. Ngưng tạo foam trước 37°C (100°F, hơi ấm tay) – Hoặc khi lượng bọt sữa trong ca dâng lên gần gấp đôi so với mực sữa ban đầu (đối với cappuccino) ; Riêng latte ngưng tạo foam, khi bọt dâng lên 2 – 4cm so với mực sữa ban đầu.
- Tặt đũa hơi lệch tâm, sâu khoảng 1cm, tạo thành một vòng xoáy trong sữa
- Trong lúc đánh sữa, chú ý nghe tiếng “xoẹt xoẹt” tạo ra bởi hơi nước, tiếng ‘xoẹt’ càng nhiều nghĩa mặt sữa càng dao động, càng đưa được nhiều không khí vào để hình thành vi bọt.
- Khi sữa đã nóng trên 37° C nếu tiếp tục tạo foam sẽ có nguy cơ hình thành các bọt khí lớn, lâu tan.
Bước 3: Tạo vòng xoáy ổn định (spinning) và kết thúc
- Khi đã đủ foam hoặc sữa đã nóng, bạn cần nghiêng cốc một chút, để vòi hơi ngoài rìa cốc vừa đủ ngập trong bọt sữa và duy trì dòng chảy xoáy ốc. Tắt đũa hơi khi nhiệt độ sữa đã đã quá sức chịu đựng của bàn tay. Lúc này nhiệt độ sữa đạt khoảng 60 – 65°C (140 -150°F) làm sạch đũa hơi, đưa về vị trí cũ.
- Khi hoàn tất, kết cấu của sữa phải mịn, bồng bềnh tương tự như kem tan chảy
- Dòng xoáy sẽ giúp đánh tan những bong bóng lớn hình thanh ở giai đoạn Stretching giúp sữa sánh mịn hơn. Trong giai đoạn này không nên để xuất hiện tiếng “xoẹt xoẹt”, chỉ giữ cho dòng sữa xoáy và không đưa đầu hơi ngập sâu trong sữa vì sức nóng sẽ làm protein biến tính, tan hết vi bọt.
Comments are closed